Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh

Kinh doanh thiết bị vệ sinh là quyết định lớn, khá khó khăn bởi lẽ đây không phải là một lĩnh vực dễ dàng đặc biệt khi thị trường bị loãng bởi  nhiều hãng sen vòi, thiết bị vệ sinh cùng cạnh tranh như bây giờ.

Do vậy nếu muốn tồn tại bạn cần nắm chắc 3 yếu tố:

  • Sản phẩm chất lượng tốt
  • Chiến lược đúng đắn cho công ty, cửa hàng, showroom, doanh nghiệp
  • Vốn đủ mạnh để bắt đầu và duy trình lượng hàng hóa

Trong khuôn khổ nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quản trị lượng tiền ngay khi mới bắt đầu mở cửa hàng thiết bị vệ sinh. Chúng tôi tạm thời chia vốn kih doanh thiết bị vệ sinh thành vốn cố định (vốn bạn bỏ ra để mở cửa hàng thiết bị vệ sinh ) và vốn lưu động (vốn xoay vòng và duy trì hoạt động kinh doanh).

 

Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh cố định

Vốn cố định là giá trị cố định của các loại tài sản có giá trị lớn. Chúng có thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kỳ hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp.

Ở đây vốn cố định bạn bỏ ra khi mở cửa hàng thiết bị vệ sinh bao gồm các khoản:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí làm giá kệ
  • Chi phí trưng bày cửa hàng
  • Chi phí nhập hàng
  • Chi phí đầu tư cơ sở vật chất ( máy in, máy tính, hóa đơn, bàn ghế, đồ dùng văn phòng…)
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí khác….

Tuy nhiên các yếu tố này lại có liên quan chặt chẽ với nhau ví dụ nếu mặt bằng của cửa hàng nhà bạn là 30m2 thì chi phí sẽ khác 70m2, ngoài ra còn tùy thuộc vào vị trí của bạn là ở nông thôn hay thành thị thì giá cả mặt bằng trang thiết bị cũng khác nhau. Tuy nhiên đó là những yếu tố phụ còn yếu tố chính là lượng tiền bạn dùng để nhập thiết bị vệ sinh, lượng tiền này đa phần giống nhau.

Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh lưu động

Vốn lưu động, vốn xoay vòng là thước đo tiền mặt và lượng tài sản lưu động hiện có, phục vụ nhu cầu hoạt động hàng ngày của công ty.

Nếu bạn dùng hết tiền của mình đầu tư và cửa hàng thì đây quả là điều bất trắc, bạn đang gặp hiểm họa khôn lường đe dọa đến chính mình và cửa hàng của bạn.

Giả sử như 1 ngày kia có khách hàng đến lấy một lượng hàng hóa khá lớn cho công trình của mình nhưng yêu cầu sẽ thanh thoán trước 30% còn lại sẽ thanh toán khi công trình hoàn thiện. Tất nhiên đây là 1 lời đề nghị tốt và khó ai có thể từ chối. Cả bạn và tôi đều sẽ đồng ý, nhưng khi quyết định bạn lại đối mặt với việc cửa hàng của mình đang bị thiếu hàng hóa trầm trọng và khi đó bạn sẽ sử dụng số vốn thu được kết hợp với vốn lưu trữ tạo ra dòng vốn lưu động để nhập lượng hàng tiếp theo và kinh doanh đúng không nào? Do vậy có thể nói vốn lưu động rất quan trọng trong kinh doanh.

Ta có thể chia vốn lưu động trong kinh doanh thiết bị vệ sinh của cửa hàng, showroom, đại lý thiết bị vệ sinh thành 2 loại:

Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

+ Tiền tại cửa hàng thiết bị vệ sinh sau khi thu về từ khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.

+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.

Vốn vật tư, hàng hóa:

+ Lượng sen vòi, bồn cầu tồn trong kho.

+ Thiết bị vệ sinh trưng bày mẫu.

Khó có thể nêu ra 1 con số khi ước lượng lượng vốn lưu động là bao nhiêu tuy nhiên có 1 lưu ý nho nhỏ cho bạn dù vốn lưu động có lớn nhưng bạn không biết quản trị thì tất cả vẫn trợ về con số 0 mà thôi. Do vậy đừng lo lắng nếu vốn quay vòng của mình nhỏ tất cả chỉ cần đủ là cửa hàng sẽ phát triển tốt.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin cần thiết về vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh, mọi thông tin cần thiết có thể liên hệ tại đây để được tư vấn miễn phí.

 

Trả lời